mardi 30 avril 2019

Chiến tranh và lịch sử.

Xã hội loài người từ hình thái nguyên thủy đã không tránh khỏi những cuộc chiến tranh. 
Quy mô dù nhỏ đến mấy thì khi qua đi, nó để lại cho những bên tham chiến vô vàn đau thương và mất mát. 
Bất kể bên thắng hay bên bại, đều phải trả 1 cái giá không nhỏ. 
Nhưng chiến tranh vẫn diễn ra. 
Xung đột lợi ích luôn là nguyên nhân chính của những cuộc chiến đẫm máu. 
Anh áp bức tôi quá, tôi không chịu nổi nữa, tôi hô hào những người cùng bị anh áp bức đứng lên chống lại anh, anh kêu gọi những người như anh, hoặc cấp dưới của anh phản kháng. Vậy là chiến tranh nổ ra. 
Tôi là nước lớn, tôi muốn lập lại trật tự thế giới. Dân tộc tôi mới là đỉnh cấp nhân loại, các anh là loại thấp hèn. Các anh không xứng được đứng ngang hàng với tôi. Chiến tranh lại xảy ra!
Từ hàng ngàn năm nay, không thời điểm nào không có chiến tranh, ở một nơi nào đấy trên Trái Đất. 
Các phe tham chiến, họ có lý do riêng, cái lý do để họ chiến đấu bảo vệ quyền lợi của mình, của giai cấp mình. 
Đến cuối cùng, bất kể kết quả ra sao, vẫn có vô số người vô tội chịu khổ (chết, thương tật, thân nhân ly tán, tài sản tiêu tan...). Và lịch sử, sẽ luôn do người chiến thắng viết tiếp. 
Sự chính xác của đoạn lịch sử chiến tranh này có mấy quốc gia khác sẽ quan tâm? Làm gì có ! Các ông lớn chỉ chú ý bán được bao nhiêu súng đạn, công cụ chiến tranh, thể hiện ra được tiềm lực cũng như sức mạnh to lớn của mình mà thôi. 
Các ông nhỏ hơn thì lo giữ nước mình, cùng lắm cử Phát ngôn của bộ ngoại giao đưa ra vài quan điểm chung chung, hi vọng 2 bên hoà giải, ngồi uống trà ăn miếng bánh, đàm phán trong hoà bình! Đơn giản hệt như bạn Tiểu Long (kính vạn hoa)!
Sau mỗi cuộc chiến, điển hình vẫn là thỏ hết thịt chó săn, chim hết bẻ cung làm củi!
Nguyễn Trãi là như vậy. Hoặc thậm chí thời nay, những cựu chiến binh tham gia chiến tranh năm xưa, ngoài một vài tấm huân chương làm từ thiếc pha nhôm, hay bằng sắt non kia, họ nhận được gì? Cuộc sống vất vả với những thương tật di chứng, ánh mắt khinh bỉ, coi thường của thế hệ trẻ cả ngày cắm mặt vào cái smart phone.
Nhưng thôi, đó cũng là quy luật hậu chiến từ xa xưa đã như vậy. 
Trở lại vấn đề lịch sử. 
Lịch sử do người thắng viết lên. Lúc đang chiến tranh, ai rảnh cầm bút mà viết vời linh tinh!
Thế nên mỗi sự kiện mà lớp người kế thừa được đọc, là dựa trên cái nhìn của phe chiến thắng kể lại. 
Mà đã là giáo dục tương lai, chả ai tự bêu xấu mình. Chúng tôi là phe chính nghĩa, vì nước vì dân! Hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi!
Ngay như Nhật Bản là nước thua cuộc trong thế chiến hai, họ muốn thay đổi hình ảnh Nhật Bản trong mắt thế hệ trẻ, họ sửa sách giáo khoa lịch sử. 
Nhưng mà họ quên, họ là phe thua cuộc, cả thế giới đổ vào chỉ trích, buộc họ phải dừng việc này!
Nhưng những năm gần đây, Nhật Bản là người thắng trên nền kinh tế! Họ lớn mạnh, họ có quyền!
Lịch sử - tới thời điểm hiện tại, đều có 2 nguồn, của phe thắng, của phe thua, bởi sự phổ cập của internet. 
Những anh hùng bàn phím, như tôi đây, muốn viết và lan toả 1 bài viết, quả thực rất dễ dàng. 
Lý do Trung Quốc thắt chặt an ninh mạng, chính là để hạn chế những bài viết của phe đối lập. 
Tuy nhiên lịch sử bất kể bên thắng hay thua viết, đều cho thấy, một khi bị áp bức thái quá, vật cực tất phản, chiến tranh sẽ lại nổ ra. Quần chúng nhân dân luôn luôn là bên thiệt hại nặng nề nhất. 
Dưới chế độ cũ, bị bóc lột, phải ra trận, sang chế độ mới, vẫn bị bóc lột như cũ, chỉ là ở mức độ chấp nhận được!!
Nhân dân, luôn là công cụ của phe lãnh đạo và phe muốn giành quyền lãnh đạo. Nhân dân tham gia rất nhiệt tình. Kết quả cuối cùng, nhân dân vẫn luôn là tầng lớp bị áp bức, bóc lột. 

Hãy là một người sáng suốt trong tầng thứ nhân dân, nếu bạn không thể leo lên làm lãnh đạo!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire