Gan người thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chuyển hóa và "giải độc". Thế nhưng hàng ngày gan đều bị tấn công bởi các yếu tốt gây hại như: virus viêm gan, rượu bia, chất bảo quản, thuốc tây... Do đó thanh lọc cơ thể, giải độc gan là việc làm cần thiết hàng ngày để đảm bảo cho lá gan khỏe.
22 loại thực phẩm giải độc gan hiệu quả
Trong cuộc sống có rất nhiều loại thực phẩm thông dụng rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể, giải độc gan, vừa dễ chế biến vừa có thể dùng hàng ngày.
1. Trái cây giàu vitamin C
Bạn biết không, khi say rượu chỉ cần một lý nước chanh là có thể giải rượu, bớt đau đầu, bớt khát nước đấy nhé!
2. Táo
Đây cũng là loại quả mà bạn không nên bỏ qua, bởi táo không chỉ giúp bạn tiêu mỡ, giảm cân, chống táo bón... mà còn có tác dụng cực tốt cho gan. Trong táo có chứa một lượng lớn pectin kết hợp với các chất khác giúp lá gan làm sạch và loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi hệ tiêu hóa nhanh hơn và dễ dàng hơn.
3. Dầu oliu
Khi được tiêu thụ vào cơ thể, dầu oliu sẽ sản sinh ra một lượng lipit trong dạ dày, chất này giúp hấp thụ các chất độc hại trước khi chúng xâm nhập và tác động xấu vào cơ thể chúng
4. Quả óc chó
5. Trà xanh
Trong trà xanh, lượng chất chống ôxy hóa nhiều chính là lợi thể giúp hệ tiêu hóa được tăng cường bảo vệ trước nguy cơ tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Sau bữa ăn, bạn nên uống trà xanh, vì đây là thói quen tốt cho gan
6. Nghệ
Cung cấp enzym có lợi cho hoạt động loại trừ độc tố của gan, làm sạch đường tiêu hóa
7. Tỏi
Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzyme của gan. Enzyme này giúp cơ thể tăng cường thải độc tố
8. Củ cải đường
9. Rau lá xanh
Những loại rau lá xanh đậm như súp lơ và rau chân vịt (hay còn gọi cải bó xôi)… là những loại rau cực kỳ tốt cho sức khỏe. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu
10. Hành tây
Hành tây cung cấp chất xơ, kali, flavonoid và phytonutrient là những hợp chất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là gan
11. Bột yến mạch
Ăn bột yến mạch là một cách dễ dàng để bổ sung chất xơ. Chất xơ là một công cụ quan trọng cho tiêu hóa và chất xơ đặc trưng trong yến mạch có thể đặc biệt hữu ích cho gan. Yến mạch và bột yến mạch rất giàu một chất gọi là beta-glucans.
Như nghiên cứu năm 2017 trên International Journal of Molecular Sciences đã chỉ ra beta-glucans có hoạt động sinh học rất tích cực trong cơ thể. Nó giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và chống viêm, và có thể đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường và béo phì.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng beta-glucans từ yến mạch có vẻ giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan ở chuột, từ đó giúp bảo vệ gan. Tuy nhiên còn cần nghiên cứu thêm trên lâm sàng để xác nhận điều này.
Những người muốn bổ sung yến mạch hoặc bột yến mạch vào chế độ ăn nên tìm yến mạch nguyên hạt hoặc bột yến mạch thô, thay vì bột yến mạch đóng gói sẵn. Bột yến mạch đóng gói sẵn có thể chứa những chất độn như bột hoặc đường, sẽ không có lợi cho cơ thể.
12. Thực phẩm từ thực vật nói chung
Quả bơ và các thực phẩm từ thực vật khác có chứa các hợp chất liên quan
chặt chẽ đến sức khỏe gan.
Một nghiên cứu năm 2015 xuất hiện trên tạp
chí Evidence-based Complementary and Alternative Medicine báo cáo rằng rất
nhiều thực phẩm từ thực vật có thể hữu ích cho gan.
Chúng bao gồm:
- Quả bơ
- Chuối
- Lúa mạch
- Củ cải đường và nước ép củ cải đường
- Súp lơ xanh
- Gạo lứt
- Cà rốt
- Quả vả
- Rau xanh như cải xoăn và collards
- Chanh
- Đu đủ
- Dưa hấu
Mọi người nên ăn những thực phẩm trong một chế độ ăn uống cân đối và toàn diện.
13. Cá béo
Như một nghiên cứu trên World Journal of Gastroenterology chỉ ra, ăn cá béo và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động của các tình trạng như NAFLD.
Cá béo rất giàu axit béo omega-3, đây là chất béo tốt giúp giảm viêm. Những chất béo này có thể đặc biệt hữu ích ở gan, vì chúng ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa và duy trì nồng độ enzym trong gan.
Nghiên cứu khuyến nghị nên ăn cá có dầu từ hai lần trở lên mỗi tuần. Nếu không dễ để kết hợp các loại cá béo như cá trích hoặc cá hồi vào chế độ ăn, hãy thử bổ sung dầu cá hàng ngày.
14. Nước mật ong
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần chính có trong mật ong là đường fructose được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Thường xuyên sử dụng mật ong có thể đạt được hiệu quả giải bớt các chất độc tích tụ bên trong cơ thể. Sau bữa sáng và trước khi đi ngủ 40 phút uống một cốc nước mật ong không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho gan. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc chứng xơ gan giai đoạn đầu có thể dùng mật ong hàng ngày như 1 thực phẩm hỗ trợ điều trị xơ gan khá hiệu quả.
15. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc dễ làm, mùi thơm nhẹ nhàng, có thể kế hợp với bồ công anh, kim ngân, mật ong hay trà xanh để tạo nên thức uống hấp dẫn và rất tốt cho cơ thể, trong đó có tác dụng thải độc gan. Bạn có thể uống 2-3 ly trà hoa cúc mỗi ngày, tuy nhiên với những người huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị lạnh bụng thì không nên dùng trà hoa cúc.
16. Nước lọc
Đây là thức uống quen thuộc, thuận tiện nhất nhưng lại vô cùng cần thiết, hữu ích và an toàn cho quá trình thanh lọc cơ thể. Tùy vào trọng lượng, chế độ sinh hoạt và đặc thù nghề nghiệp có vận động, di chuyển nhiều hay không mà lượng nước khuyến cáo đưa vào cơ thể mỗi người khác nhau (bạn có thể ước tính trong điều kiện bình thường chúng ta cần khoảng 0,4 lít nước/ngày/10 kg cân nặng).
Uống đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc, các bộ phận hoạt động tốt hơn, da dẻ mịn màng, hạn chế lão hóa… Đặc biệt với nhóm người đang sử dụng thuốc thì nước tinh khiết là giải pháp thải độc gan an toàn. Có rất nhiều loại nước thảo dược được giới chuyên môn khuyến cáo có lợi cho gan tuy nhiên cần tránh lạm dụng kẻo “lợi bất cập hại”, đặc biệt chúng có thể phản ứng với một số loại thuốc gây phản tác dụng hoặc giảm hiệu quả thuốc. Trường hợp có bệnh lý cần tham khảo chặt chẽ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
17. Nước cà chua, khổ qua
Cà chua rửa sạch, xắt miếng; khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, giai doc gan, phòng chống tình trạng viêm nhiễm, giúp làm đẹp da và hạ đường huyết.
Người bệnh khi mắc chứng nhiễm độc gan có thể rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý về gan, nhiều bệnh nhân cũng vì chủ quan nên thường tự điều trị bệnh, giải độc gan bằng các biện pháp chưa qua kiểm định mà dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về gan, bệnh nhân bị viêm gan B hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh lâu ngày thì người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
18. Bắp cải trắng
So với các loại rau củ khác, bắp cải chiếm ưu thế hơn về lượng các vitamin dồi dào. Bắp cải rất dễ mua, dễ chế biến, dễ ăn. Không chỉ là món ăn ngon, bắp cải còn được mệnh danh là “thần dược” cho gan và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Đối với gan, bắp cải kích thích hoạt động của các enzym nhằm tăng cường chức năng giải độc gan. Trong số đó, bắp cải giúp đào thải khoảng 50% độc tố phóng xạ nguy hiểm. Bắp cải có chứa chất kiềm giúp trung hòa và đẩy lùi các chất béo trong cơ thể. Từ đó hạn chế nguy cơ ung thư.
19. Rau muống
Rau muống là một loại rau thông dụng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của gia đình. Có thể bạn không biết, các thành phần có trong rau muống như protein, chất béo, muối vô cơ…. có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho gan. Đối với những người bị bệnh gan, sử dụng rau muống để xào, luộc hay nấu canh và sử dụng trong thực đơn bữa ăn hàng ngày sẽ giúp phục hồi chức năng gan hiệu quả.
20. Cháo đậu xanh
Đứng đầu trong dánh sách này chính là món cháo đậu xanh. Có thể dùng cháo đậu xanh để giải độc, bổ gan bằng cách nấu thành cháo.
Nguyên liệu: Sử dụng 50g đậu xanh, 100g gạo, 600ml nước.
Cách nấu: Đậu xanh rửa sạch, mang ngâm cho nở. Gạo rửa sạch, cho gạo và đậu xanh vào nồi. Thêm nước vào nấu cho tới khi nhừ hẳn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Cháo đậu xanh rất dễ ăn, ngon miệng lại tốt cho gan. Một tuần ăn 2-3 lần sẽ có lợi cho sức khỏe.
21. Canh khổ qua thịt nạc
Theo Đông Y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc... Nếu chúng ta dùng khổ qua làm món ăn mát gan giải độc rất tốt.
Cách làm: Khổ qua cắt khúc, bỏ ruột, thịt nạc băm nhuyễn, thêm gia vị sau đó nhồi vào mướp đắng. Có thể dùng nước hầm xương để nấu cho ngọt, còn không có thể dùng nước lọc bình thường. Đun sôi, nêm gia vị vừa ăn, mướp đắng nên ăn chín tới, kỹ quá dễ bị chua. Món canh này ngoài tác dụng bổ gan còn có thể thanh nhiệt chống say nắng, giải độc, sáng mắt...
22. Cà phê
Hiện nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng cafe đem lại lợi ích to lớn đến gan cũng như các cơ quan khác. Caffeine được chứng minh là có thể làm giảm men gan, giúp cải thiện tình trạng viêm, chống lại quá trình xơ hóa gan.
Theo PGS. Elliot Tapper, trường đại học Michigan Medicine, mỗi ngày uống 1-2 tách cà phê đen nguyên chất, không đường có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan. Trên tạp chí BMC Public Health, thông qua một nghiên cứu dữ liệu sức khỏe của 495.585 người được theo dõi trong thời gian trung bình 10 năm, các nhà khoa học thấy rằng: ''Trong nhóm này, có 78% người thường xuyên uống cà phê và 22% người không uống cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh gan thấp hơn 21% và giảm 20% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Những người tham gia nghiên cứu uống cà phê cũng giảm 49% nguy cơ tử vong do bệnh gan mãn tính''.
May mắn thay chúng ta đang sống ở Việt Nam - nước có thể xem là thủ phủ của cà phê nên đây là loại thức uống mà hầu như ai cũng có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, cà phê cần được thận trọng sử dụng ở những bệnh nhân có vấn đề về hệ thống tiêu hoá như: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,.v.v.
Các thực phẩm cần tránh Nói chung, sự cân đối trong chế độ ăn sẽ giữ cho gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số thực phẩm và nhóm thực phẩm mà gan khó xử lý hơn. Bao gồm:
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire