jeudi 25 avril 2019

Việt Nam xếp hạng 37/40: chống xâm hại tình dục trẻ em!

Ngày 16/01/2019, tổ chức EIU (Economist Intelligent Unite), là tổ chức nghiên cứu của Economist Group, Anh quốc, đưa ra 1 bản báo cáo dựa trên khảo sát 40 quốc gia về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. 
Theo bản báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 37/40 với số điểm 42,9/100. 
Ngày 21/01/2019, cục Trưởng cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội lập tức đưa ra họp báo, khẳng định xếp hạng này “nhập nhèm”, không đúng sự thật,...
Và cục của chúng ta có ý định đệ đơn khiếu nại tổ chức này với kết quả thiếu minh bạch đó. 
Cũng theo bản báo cáo này, Việt Nam chỉ xếp trên Mozambic, Ai cập và Pakistan. 
Những người hàng xóm của chúng ta, Philipine hạng 16, Campuchia hạng 23, Indonesia hạng 32, trung quốc là 36 ...
Tiêu chí xếp hạng dựa trên: mức bảo vệ và khung hình phạt với tội phạm tình dục trẻ em, môi trường mà việc xâm hại xảy ra, cam kết và khả năng của nhà nước, chính phủ khi xử lý, sự tham gia của các ngàng nghề và truyền thông...
Những cán bộ trong ngành bảo vệ quyền lợi trẻ em - cục trẻ em tuyên bố sẵn sàng nghe và đối thoại với các tôt chức quốc tế muốn tìm hiểu về quy trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. 
Có lẽ các ngài chỉ muốn con số xếp hạng Việt Nam thuộc top đầu mà không nhìn vào thực tại. 
Từ vài năm đổ lại đây, khi các mạng xã hội như facebook, zalo trở lên phổ cập và thông dụng, rất nhiều vụ án liên quan đến vấn nạn xâm hại trẻ em được đưa ra ánh sáng. 
Điển hình, năm 2018 có vụ ông Nguyễn Khắc Thuỷ dâm ô bé gái 14 tuổi, hiệu trưởng lạm dụng nam sinh  Đinh Bằng My, hay gần đây có vụ Ông Nguyễn Hữu linh “nựng” bé gái trong thang máy hoặc thầy giáo hiếp dâm nhiều lần trong 2 năm từ khi học sinh 11 tuổi đến khi 13 tuổi, có chửa ..
Còn vô số những vụ khác đã, chưa được đưa ra ánh sáng. 
Đặc biệt trong những vụ án này, tiếng nói của Cục Trẻ em không hề thấy hoặc rất ít vang lên!
Có phải vì những kẻ phạm tội đều là kẻ từng có chức vụ, có tiền, có quan hệ, từng giữ chức vụ cao: như Viện phó viện kiểm sát nhân dân, đảng viên, hiệu trưởng ... ?
Nếu thật sự không có mạng xã hội và tiếng nói của quần chúng, những vụ này hẳn đã “chìm xuồng”!
Vậy thì các ngài lấy mặt mũi và lý do gì để đối thoại với quốc tế đây, khi mà ngay cả cái tên Nguyễn Hữu linh cũng đã xuất hiện trên mặt báo nước ngoài và wikipedia ?

Theo quan điểm cá nhân, thay vì lo lắng đi biện hộ cho cái vị trí trên bảng xếp hạng, các ngài nên đưa ra những khung hình phạt nặng hơn (thiến), xử lý nghiêm minh hơn nhằm có tính răn đe để hiện trạng này không xảy ra nữa?

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire