jeudi 29 août 2019

Thủy ngân và tác hại

Thủy ngân là một loại nguyên tố hoá học độc hại với cơ thể người và động vật. Thủy ngân có nhiều trạng thái tồn tại, không tan, có thể bốc hơi rất dễ ngay cả khi ở nhiệt độ bình thường. Trong tcacs loại thực phẩm, ty lệ thủy ngân cao nhất thường ở trong cá biển, đặc biệt là những loài cá săn mồi như các mập, các kiếm.

Ngộ độc thủy ngân là hiện tượng xảy ra khi con người có tiếp xúc với thủy ngân, như nuốt thủy ngân, hít phải không khí có nồng độ thủy ngân cao, thậm chí là chạm vào thủy ngân, chúng cũng có khả năng thẩm thấu qua da.

ở người lớn, thường là do làm việc trong môi trường có nhiều thủy ngân hoặc ăn nhiều hải sản:

Ở trẻ em, chủ yếu là do ngậm hoặc tiếp xúc với nhiệt kế bị vỡ. Mà trong nhiệt kế đo thân nhiệt là thủy ngân nguyên chất, sau khi nhiễm vào cơ thể sẽ gây ra tác hại nhanh chóng.


 Tùy vào trạng thái của Thủy ngân ( khí, lỏng, hợp chất hữu cơ, vô cơ) khi đi vào cơ thể, mà thời gian phản ứng cũng như tác hại sẽ khác nhau.

1. Hít phải thủy ngân dạng khí, sẽ gây bệnh Phổi. Triệu chứng ban đầu là sốt, khó thở. Sau đó là không tỉnh táo, viêm khoang miệng, co giật, nôn mửa, viêm ruột... Nếu nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm hoặc hết sau 7 - 10 ngày. Nếu nặng,  sẽ chuyển thành phù phổi, suy hô hấp, khả năng tử vong.


2. với trẻ em, ngộ độ mãn tính khi hít phải hơi thủy ngân, có thể gây: viêm lợi, nước bọt có máu, run tay, rối loạn thần kinh. Trẻ sẽ mất ngủ, kém ăn, buồn bã, hay quên.

3. nuốt thủy ngân trong hợp chất vô cơ. Chất này có nhiều trong pin. Triệu chứng: phỏng niêm mạc khoang miệng, đau bụng, nôn ra máu. Sau một thời gian sẽ gây hoại tử ống thận, suy thận, rối loạn điện giải, có khả năng tử vong.

4. Nuốt thủy ngân hữu cơ. Nguyên nhân là do ăn nhiều hải sản. Gây ngộ độc mãn tính, triệu trứng xuất hiện chậm. Khi xuất hiện thường đã nặng. Gây suy nhược thần kinh, giảm thính giác, rối loạn cơ, run rẩy, rối loạn thị giác, có thể tử vong. Đặc biệt, nếu bà bầu ăn nhiều hải sản chứa nhiều thủy ngân, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, nặng thì xảy thai, tử vong cả mẹ lẫn con, nhẹ thì gây thai nhi biến dạng, khuyết tật, hội chứng đao. 

Xử lý ngộ độc thủy ngân tương đối phức tạp. Nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để xử lý. 

Nếu là tiếp xúc trên da, việc so cứu là cần cởi bỏ quần áo dính thủy ngân để ngăn ngừa nhiễm độc nhiều thêm.


Nếu là nuốt phải thủy ngân, không nên rửa ruột, móc họng cho nôn ra, vì có khả năng làm thủng thực quản, thủng dạ dày. Cũng không cho nạn nhân nuốt than hoạt tính, vì thứ này không có tác dụng khử kim loại. 


Nếu ngộ độc như nuốt phải hợp chất thủy ngân vô cơ (pin), phải truyền dịch ngan trụy tim, đặt ống thở phòng ngừa phù nề thực quản ép khí quản, ngây tắc thở.

Để phòng tránh nhiễm độc thủy ngân, đối với các cơ sở công nghiệp, cần áp dụng các phương pháp xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường.

Với dụng cụ dễ vỡ như nhiệt kế phải lưu ý khi sử dụng, để xa tầm tay trẻ em. Tuyệt đối không để trẻ em chơi đùa với các sản phẩm chứa thủy ngân kích thước nhỏ: pin, nhiệt kế ....

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire