lundi 30 mars 2020

NƯỚC TA VẪN CÒN NGHÈ0 LẮM!

BBC News vừa có bài liệt kê “6 l0ại mặt hàng bán chạy trong thời bệnh dịch” (ở Anh). 

Đó là:
1. Xe đạp và dụng cụ tập thể dục;
2. Trò chơi ng0ài trời và trong nhà;
3. Vật dụng trong nhà và ng0ài vườn;
4. Sách và tiểu thuyết;
5. Hàng điện tử;
6. Cafe.


Bạn đọc Việt Nam, đọc danh sách 6 mặt hàng, có thấy gì đó là lạ, khang khác không?


Trong số hàng bán chạy, chẳng thấy “gạo”, “mì ăn liền”, “cồn”, “nước rửa tay”…


Việt Nam ta chưa có khảo sát xã hội nào về chủ đề này (mà nếu có, cũng chưa chắc đáng tin cậy).

Tuy nhiên, bằng quan sát và cảm nhận, ta có thể đ0án được những sản phẩm bán chạy trong mùa dịch bệnh, và chắc chắn được là chúng không nằm ngoài danh mục “đồ ăn” và “thuốc”.


Một cách lý thuyết, chúng ta biết rằng khi một cá nhân còn là người nghèo, thu nhập thấp, thì phần lớn tiêu dùng của người đó sẽ dành cho việc giải quyết những nhu cầu căn bản nhất: lương thực thực phẩm (ăn uống), quần áo (mặc), nhà ở, năng lượng (điện, nước, xăng xe).


Còn giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe sẽ phải xếp sau.


H0ạt động tinh thần, giải trí còn xếp sau nữa. Sách chẳng hạn, sẽ được coi như xa xỉ phẩm.


Điều ấy đúng trên bình diện một cá nhân cũng như một hộ gia đình, và rộng ra là cả nền kinh tế.


Nước nào càng giàu, tỷ lệ phần trăm thu nhập của dân chúng cho ăn uống càng thấp.


Năm 2015, theo thống kê, một số quốc gia mà dân chúng tiêu ít tiền cho lương thực thực phẩm nhất gồm Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ, Áo, Úc…


Ngược lại, nước càng nghèo, dân càng phải lo cái ăn nhất, khi ấy thì những nhu cầu giải trí tinh thần (du lịch, văn hóa nghệ thuật, phim ảnh, kịch nghệ, sách, h0à nhạc) càng bị xem nhẹ phía sau.

 

Với hàng triệu người nghèo, người vô gia cư, người lao động tự do… ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu cao nhất và khẩn cấp nhất lúc này của họ có lẽ chỉ là tồn tại, sống sót cho qua mùa dịch bệnh!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire