Thứ nhất: Tốc độ. Nhiều người chống đẩy rất nhanh và nhiều, nhưng mới được nửa vời đã đẩy lên, dẫn đế, hiệu quả cũng chỉ đạt được 1 phần.
Thứ 2: Áp lực cho cơ thể. Động tác chống đẩy đúng tư thế là thân, người, lưng, gối phải thẳng. Tưởng tượng như khi ta nằm ngửa trên mặt đất vậy, thân người cần thẳng như vậy! Nếu để hông thấp oằn xuống, thì hiệu quả sẽ giảm mạnh; Hãy gồng cơ bụng và cơ mông, như khi làm động tác PLank! Còn nếu đã không thể làm được như thế, thì hãy chống luôn đầu gối xuống đất, và cố giữ thẳng lưng!
Thứ 3: Số lượng. Tập chống đẩy không cần quá chú trọng vào số lượng, mà hãy quan tâm đến chất lượng của từng lần! Hãy tưởng tượng mỗi một lần hạ xuống đẩy lên là ! lần dùng toàn bộ sức mạnh như muốn đẩy cả trái đất đi vậy! Không cần phải hạ xuống cho chóp mũi chạm đất, nhưng cũng nên hạ xuống đến khi ngực gần chạm đất. Hít vào khi hạ xuống và thở ra khi đẩy lên. Rất quan trọng đấy!
Thứ 4: Vị trí khủyu tay. Đừng tạo tư thế 2 khuỷu tay chỉa sang hai bên (tạo thành hình chữ T, nhìn từ trên xuống). Hãy khép lại ! chút, tạo góc khoảng 35 -45 độ (tạo hình đầu mũi tên, nhìn từ trên xuống) là tốt nhất: Vì nó giúp cơ ngực và cơ báp tay sau hoạt động nhiều hơn, thay vì tạo áp lực cho khớp vai!
Thứ 5: Vị trí bàn tay. Vị trí bàn tay cũng rất quan trọng! Hai bàn tay nên giữ thẳng, chĩa về phía trước, giống như đang tách đôi mặt đất ra vậy. Không nên chĩa 2 bàn tay hướng vào nhau, đây là rất sai lầm! Cũng không nên đặt 2 bàn tay quá gần nhau, trừ phi bạn muốn có tay sau phát triển nhiều hơn cơ ngực. Vị trí tốt nhất là 2 tay bằng vai.
Thứ 6: Cổ. Khi mệt, cổ của chúng ta thường sà xuống thấp, vừa xấu vừa tăng nguy cơ chấn thương, vẹo cột sống!
Lời khuyên: không tập quá sức, duy trì tư thế đúng!
Tin khác:
|
!!! CODE: 210B_c6l-gYQUeiMdy1nAA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire