“Có ba loại nói xạo: xạo thông thường, xạo vãi chưởng, và thống kê”;
“Thống kê cũng giống như bộ áo tắm hai mảnh, những thứ nó phơi bày ra thì hấp dẫn thật đấy, nhưng những thứ mà nó che giấu mới là tối quan trọng”.
Cho nên cũng đừng có sùng bái con số với lại chả thống kê!
Để minh họa cho ý đó, xin giới thiệu với các bác bài của bác Nga Ho Dac viết về một bài rất hay trên Wall Street Journal có nhan đề “Đại dịch đã dạy cho chúng ta điều gì về khoa học?”.
Tin Vào Khoa Học (Believe in Science)?
Chúng ta vẫn được dạy là, phải tin vào khoa học. Nghe có vẻ có lý và hay ho. Thế nhưng "tin vào khoa học" là tin vào cái gì?
Nhà vật lý lý thuyết Richard Feynman đã định nghĩa phương pháp khoa học: "Trước tiên là đưa ra một phỏng đoán. Sau đó thì so sánh với bằng chứng từ quan sát thực tế hay thử nghiệm. Nếu phỏng đoán của anh không đúng với thực nghiệm thì phỏng đoán ấy sai!"
Nếu nói tin vào khoa học là tin vào phương pháp khoa học thì quá ư là đúng đắn. Tôi đồng ý. Thế nhưng, nhiều người sử dụng nó để định hướng là "tin vào khoa học" = "tin vào các nhà khoa học" hay "tin vào khoa học" = "tin vào các kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố" thì đó là đang muốn phong thánh cho các nhà khoa học.
Thực tế, hàng triệu nhà khoa học vẫn làm việc miệt mài ngày đêm, chứng tỏ là có rất nhiều điều họ chưa biết. Các nghiên cứu mới vẫn liên tục phủ định các nghiên cứu cũ, chứng tỏ những nghiên cứu được công bố không phải là chân lý.
Nhưng cuộc sống không thể đợi khoa học. Chúng ta vẫn phải sống, ra quyết định, và làm việc trong một thế giới mà khoa học vẫn còn mù mờ. Đó là lý do, chúng ta thường có các lãnh đạo ở các cấp quốc gia hay tổ chức, doanh nghiệp, ... không phải là nhà khoa học.
Hãy để các nhà khoa học làm công việc của họ, nghiên cứu khoa học. Đừng phong thánh cho họ, cũng đừng đánh lận con đen "tin vào khoa học", rồi bắt họ phải giải quyết những vấn đề vượt quá sự hiểu biết trong giới hạn của họ.
Tin vào khoa học tức là tin vào phương pháp khoa học, chứ không phải là hễ ai có cái danh "nhà khoa học" nói ra một điều gì đó thì phải tin và răm rắp làm theo.
Sau đây là bài lược dịch của anh Tran Tinh Hien cho bài báo của Wall Street Journal (WSJ) có tựa đề là “What the Pandemic Has Taught Us about Science”
ĐẠI DỊCH ĐÃ DẠY CHO CHÚNG TA ĐIỀU GÌ VỀ KHOA HỌC?
"Phương pháp khoa học vẫn là con đường tốt nhất để giải quyết nhiều vấn đề, nhưng thiên vị, quá tự tin và ảnh hưởng chính trị đôi khi làm cho những người làm khoa học lạc lối!
Đại dịch Covid-19 đã kéo căng chiếc cầu nối giữa công chúng và giới khoa học. Các khoa học gia không còn là những á thánh với tri thức toàn vẹn mà những ý kiến của họ đã có thể lấn át các bất đồng về chính trị, cũng không phải là những kẻ dối trá vô lương tâm theo đuổi một nghị trình nào đó được che dấu bằng một bức màn vô tư ! Ở đâu đó giữa hai thái cực đó là bản chất của khoa học: thiếu sót và rất “người”, tuy nhiên vẫn tạo ra những chân lý vô tận, những hướng dẫn thực tế đáng tin mà không cách tiếp cận nào khác có thể tạo ra được.
Trong một bài giảng ở Đại Học Cornell vào năm 1964 nhà vật lý lý thuyết Richard Feynman đã định nghĩa phương pháp khoa học là gì. Trước tiên là đưa ra một phỏng đoán sau đó tính toán hậu quả của phỏng đoán đó; rồi thì so sánh với bằng chứng từ quan sát thực tế hay thử nghiệm. Nếu phỏng đoán của anh không đúng với thực nghiệm thì phỏng đoán ấy sai! Trong phát biểu đơn giản ấy là chìa khoá của khoa học. Không phụ thuộc vào mức độ lý thú của phỏng đoán, không tuỳ thuộc vào sự thông minh của người đưa ra, dù đó là ai, tên gì ... phỏng đoán ấy sai! Vậy thôi.
Khi thiên hạ bắt đầu ngã bệnh vào mùa đông năm ngoái với triệu chứng của một bệnh lý hô hấp một vài nhà khoa học phỏng đoán là do một loại virus corona mới; bằng chứng cho thấy những khoa học gia đó đúng. Một vài người nói là virus xuất phát từ chợ động vật sống tại Vũ Hán; bằng chứng cho thấy họ đã sai. Một số khác lại phỏng đoán vaccine sẽ được chế tạo và ngừa được bệnh; chưa có bằng chứng nào xác thực. Chúng ta đã thấy khoa học như là một trò chơi phỏng đoán và thử nghiệm để làm sáng tỏ nhưng gì đã xảy ra trong những tháng vừa qua. Khoa học không phải để thông báo với sự chắc chắn về những sự kiện đã biết trên thế giới; khoa học chỉ khám phá những điều chưa biết bằng cách kiểm chứng những giả định, và một số giả định đã cho thấy là sai.
Người làm khoa học không theo phương pháp đúng đắn có thể bỏ qua các giai đoạn của quy trình này. Một vài nhà khoa học vì quá phấn khởi với giả định của họ nên không kiểm chứng so sánh với các thực chứng. Họ chỉ tính toán các hậu quả rồi ngừng lại. Mô hình toán học là tạo ra các giả định và rồi khuynh hướng đáng lo ngại trong những năm gần đây, là trình bày các kết quả với dữ liệu, kết quả hay kết cục. Không phải như vậy!
Một mô hình toán học của Imperial College London vào tháng Ba 2020 được các chính trị gia xem như một bằng chứng chắc chắn là sẽ có 2.2 triệu người chết ở Mỹ và 510,000 người chết ở Anh nếu không phong toả (lockdown). Một mô hình khác của Uppsala University dưa vào những gì của Imperial College cho thấy có thể có 96,000 tử vong ở Thuỵ Điển. Người Thuỵ Điển thử nghiệm giả định với thực tế và không phong toả toàn bộ tử vong khoảng 6,000.
Một sai lầm thứ hai là thu thập số liệu dỏm! Vào tháng Năm 2020 hai tờ báo lừng danh trong y học là Lancet và New England Journal of Medicine đã đăng tải những khảo sát dựa vào 96,000 bệnh nhân từ 671 bệnh viện khắp thế giới và bác bỏ giả định là Hydroxychloroquine không hiệu quả. Và hệ quả là WHO ngừng nghiên cứu về thuốc này. Tuy nhiên những số liệu từ Surgisphere – một công ty không tên tuổi, với vài nhân viên và không có ban khoa học độc lập đã không thể đưa ra số liệu gốc. Bài báo đã phải bị thu hồi với lời xin lỗi đáng xấu hổ từ các tờ báo trên! Sau đó không có bằng chứng nào về thuốc này. Tác dụng của Hydroxychloroquine vẫn còn là câu hỏi!
Sai lầm thứ ba là số liệu có thể trung thực nhưng không đầy đủ. Y học thực chứng (EBM) dạy bảo các bác sĩ tin tưởng vào khoa học dựa vào tiêu chuẩn vàng của những nghiên cứu so sánh có đối chứng và được chọn lựa ngẫu nhiên (RCT). Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh mang khẩu trang phòng bệnh lan truyền qua đường hô hấp (có một nghiên cứu ở Na Uy đang còn tiến hành). Ở Châu Âu, không giống như Châu Á, trong nhiều tháng dài có sự bất đồng về tác dụng của khẩu trang, lên tới đỉnh điểm với những tranh cãi vô vọng của những người chống đối là những ai mang khẩu trang có thể quá tự mãn (về sự an toàn). Sự đồng thuận khoa học cho rằng bằng chứng là đủ tốt và những bất lợi là nhỏ nên không cần phải chờ bằng chứng chắc chắn tuyệt đối trước khi khuyến cáo mọi người mang khẩu trang.
Đây là một hình thức đảo ngược của cái gọi là nguyên tắc phòng ngừa, rằng sự không chắc chắn của những nguy hại có thể là lý do chắc chắn để giới hạn hay cấm đoán kỹ thuật mới. Nhưng nguyên tắc này chận cả 2 đầu. Nếu một hành động được biết là an toàn và rẻ tiền có thể ngừa được bệnh tật – như mang khẩu trang hay uống vitamin D đối với covid-19 thì sự không chắc chắn đó không phải lý do để không thử áp dụng.
Sai lầm thứ tư là thu thập số liệu phù hợp với giả định của mình mà bỏ qua số liệu chống lại giả định đó. Điều này được biết như là sự thiên vị trong xác định (confirmation bias): khuynh hướng chỉ thu thập diễn giải thông tin theo giả định đã có sẵn. Vào tháng Giêng những nhà khoa học Trung Quốc công bố một giải trình tự bộ gen gọi là RaTG13 từ một virus gần giống virus gây Covid-19, được phân lập từ 2013. Nhưng lại có những câu hỏi về số liệu này. Khi công bố giải trình tự những nhà nghiên cứu không tham khảo số hiệu của mẫu thử cũng như về vụ dịch 2012 mà đã dẫn đến cuộc điều tra hầm mỏ nơi các con dơi trú ẩn. Mãi cho đến tháng Bảy 2020 thì mới rõ là giải trình tự ấy làm từ 2017-2018 thay vì là vào thời điểm sau Covid-19 như ban đầu đã công bố.
Sự bất thường này đã làm cho một số khoa học gia gồm cả TS Li Meng Yan, người phê phán chính phủ Trung Quốc, tuyên bố rằng giải trình tự virus chỉ được tạo ra để lôi kéo sự chú ý khỏi sự kiện là virus SARS-CoV-2 thực sự xuất phát từ những virus khác trong labo. Ngược lại TS Dr. Kristian Andersen ở Scripps Research, California cũng xem xét công bố này và cho rằng ông tin rằng không có bất cứ kịch bản nào để nói virus xuất phát từ phòng thí nghiệm và hoàn toàn tin tưởng chất lượng về giải trình tự bộ gen RaTG13. Cho là TS Anderson ở trong cộng đồng khoa học cao hơn TS Yan, đa số truyền thông xem TS Yan như là một người theo thuyết âm mưu. Tuy nhiên từ cả hai phía đều bị sức hút của “sự thiên vị trong xác định” – tìm kiến bằng chứng thuận theo giả định của mình và chối bỏ bằng chứng ngược lại.
Bình duyệt trong khoa học được xem là một công cụ giúp chúng ta tránh những giải thích xa lạ không đáng tin cậy. Một kết quả khoa học chỉ được xem là đáng tin cậy khi có những học giả nổi tiếng công nhận. báo cáo của TS Yan không được bình duyệt; nhưng trong những năm gần đây sự nổi tiếng của bình duyệt đã bị vấy bẩn bởi một số “xì căng đan”. Vụ nghiên cứu từ số liệu của Surgisphere về Hydroxychloroquine cũng như nghiên cứu của TS. Andrew Wakefield về vaccine MMR gây bệnh tự kỷ đều là những nghiên cứu được bình duyệt. Các cuộc điều tra cho thấy bình duyệt thường được thực hiện một cách hời hợt hơn là kỹ càng; được những người cùng phe nhóm giúp đỡ nhau; và thường được sử dụng như một người “canh cửa” để loại bỏ những quan điểm thiểu số trong một lĩnh vực nào đó...Rosalyn Yalow, người phụ nữ sinh tại đất Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel Y sinh học năm 1997 công bố một bức thư từ tạp chí Journal of Clinical Investigation trong đó những người bình duyệt bài của bà dứt khoát một cách đặt biệt từ chối bài báo của bà! Như Herbert Ayres, một chuyên gia trong nghiên cứu vận hành (operational research), thì ngoại trừ chúng ta (những người tham gia bình duyệt), nằm trong 5% trên của nhóm người “thánh thiện”, thì quá ngây thơ mà tin rằng không có kiểm duyệt loại bỏ như thế.
Prof. Stuart James Ritchie, một nhà tâm lý học và chuyên về truyền thông khoa học tại King’s College London nói rằng cách mà các nhà khoa học được tài trợ, công bố và thăng thưởng là không trong sạch (corrupting). “Bình duyệt (peer review)còn xa mới đảm bảo được sự tin cậy mà người ta trông chờ; cái hệ thống công bố các công trình nghiên cứu được cho là sức mạnh nòng cốt của khoa học đã trở thành gót chân Achilles của nó! Ông nói rằng chúng ta đã đến với một hệ thống - không những không giám sát được những nhược điểm của con người - mà lại làm cho chúng trầm trọng thêm.
Đôi khi một vài chuyên gia mà danh tiếng của họ đã vị phá huỷ trong đại dịch vì con virus vẫn không theo sự tiên đoán của họ. Feynman cũng đã nói “khoa học là lòng tin vào sự thiếu hiểu biết của chuyên gia” nhưng một nhà vật lý lý thuyết đã có cách nhìn như vậy; thật là không thoãi mái cho một người dân đang cố gắng giữ an toàn trong đại dịch hay một nhà làm chính trị đang cố gắng tìm các khuyến cáo làm thế nào ngăn chặn sự lan truyền của virus. Khoa học đáng ra phải chắc lọc những hiểu biết chuyên sâu của mình từ các tranh luận để giải quyết vấn đề thực tế nhưng lại làm rất tệ chuyện này hay có những thay đổi sai lầm và vẫn tiếp tục làm như vậy!
Để chứng minh một giả định là đúng nhà khoa học cần lập lại thực nghiệm. Đây cũng là một vấn đề. Hiện nay do nhiều tác giả vội vàng công bố kết quả nhiều kết luận khoa học không thể lập lại qua thực nghiệm được. Như Stuart Ritchie ở Kings College London viết trong cuốn sách mới nhất “Science Fictions: Exposing Fraud, Bias, Negligence and Hype in Science,” nhiều bài báo không tin cậy đuợc và đôi khi giả mạo số liệu lại là nền tảng của nhiều lý thuyết có uy tín.
Sức khoẻ của khoa học phụ thuộc vào sự dung nạp, ít ra là khuyến khích, với một số bất đồng. Trên thực tế, khoa học tránh trở thành tôn giáo, không phải bằng cách yêu cầu nhà khoa học tự thách thức những lý thuyết của họ nhưng lại bằng cách thách thức nhau, đôi khi với ý thích riêng. Những lĩnh vực mà khoa học bị chính trị hoá như biến đổi khí hậu hay Đại Dịch Covid-19 sự khác biệt quan điểm có khi đã dập tắt sự đồng thuận để có thể trình baỳ cho các chính trị gia hay trong một cuộc họp báo và từ chối phổ biến những suy nghĩ khác lạ.
Trong năm nay, chưa bao giờ như thế, không thể ra về với thông điệp nào gọi là khoa học; có nhiều quan điểm khác nhau về cách làm ngăn chặn virus. BS Anthony Fauci, cố vấn khoa học cho Nhà Trắng, từ đầu có niềm tin sắt đá vào lockdown và tiếp tục bảo vệ chính sách đó. Người cùng nhiệm vụ ở Thuỵ Điển, TS Anders Tegnell, ngược lại quả quyết là nước ông không tiến hành phong toả toàn diện và chỉ khuyến cáo giãn cách xã hội mà không đóng biên giới, nhà hàng, trường học... Ban đầu người ta ông có vẻ điên nhưng dần dần với số ca và tác động vào nền kinh tế ông lại có vẻ khôn ngoan. Cả hai ông đều là những nhà khoa học giỏi cùng xử lý một vấn đề nhưng họ đi đến hai kết luận khác nhau.
Làm thế nào công chúng hiểu được đám rối gồm nhiều quan điểm khoa học trái ngược nhau được đưa ra trong đại dịch này? Không có một giải pháp đơn giản nào cả. Con đường duy nhất để chắc chắn rằng một thông tin khoa học đưa ra là tin cậy và một thông tin khác là không tin cậy là tự mình xem xét bằng chứng! Dựa vào sự nổi tiếng của các khoa học gia hay nhà báo đưa tin ấy là cách chúng ta đã thường làm, tuy tốt là không xem xét gì, nhưng cũng không phải là không sai lầm.
Nếu nghi ngờ thì nên tự tìm hiểu lấy!!!"
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire